Lưu trữ đám mây (Cloud storage) là một mô hình điện toán đám mây cho phép lưu trữ dữ liệu và tệp trên Internet. Thông qua các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây như Amazon Web Service mà bạn có thể truy cập thông qua Internet công cộng hoặc kết nối mạng riêng chuyên dụng.
Vậy, lưu trữ đám mây trên AWS có những loại lưu trữ nào?
Đối với lưu trữ được chia làm 3 loại chính, bao gồm:
-
-
Lưu trữ đối tượng (Object Storage):
Lưu trữ đám mây dạng Object Storage sẽ lưu trữ và quản lý dữ liệu dưới dạng các đơn vị rời rạc được gọi là đối tượng. Một đối tượng thường bao gồm dữ liệu thực tế — chẳng hạn như tài liệu, hình ảnh hoặc giá trị dữ liệu — và siêu dữ liệu được liên kết của đối tượng. Siêu dữ liệu là thông tin bổ sung về đối tượng mà bạn có thể sử dụng để truy xuất đối tượng. Siêu dữ liệu có thể bao gồm các thuộc tính như mã định danh duy nhất, tên đối tượng, kích thước, ngày tạo và các thẻ được xác định tùy chỉnh.
Các hệ thống lưu trữ đối tượng sử dụng một không gian tên phẳng để các đối tượng được lưu trữ mà không cần tới cấu trúc phân cấp. Thay vào đó, mã định danh duy nhất của đối tượng cung cấp địa chỉ cho đối tượng ngay bên trong hệ thống lưu trữ. Thuật toán băm tạo ra ID từ nội dung của đối tượng, đảm bảo rằng các đối tượng có cùng nội dung sẽ có cùng mã định danh.
Các dịch vụ tương ứng trên AWS cung cấp hỗ trợ lưu trữ dữ liệu ở dạng Object Storage bao gồm: Amazon S3, Amazon Glacier, Amazon S3 Glacier Deep Archive và Amazon S3 Outposts. Trong đó 2 dịch vụ chính mà chúng ta thường xuyên xử dụng có thể kể đến là Amazon S3 và S3 Glacier Deep Archive. -
Lưu trữ khối (Block Storage):
Block Storage hoạt động bằng cách chia dữ liệu thành các khối có kích thước cố định và lưu trữ chúng dưới dạng các đơn vị riêng lẻ. Các khối có kích thước từ vài kilobyte đến vài megabyte. Chúng có thể được xác định trước trong quá trình cấu hình.
Hệ điều hành cung cấp cho mỗi khối một địa chỉ hoặc mã số khối duy nhất, được tạo bản ghi trong một bảng tra cứu dữ liệu. Địa chỉ sử dụng một lược đồ tạo địa chỉ khối logic (LBA), cho phép chỉ định một mã số tuần tự cho mỗi khối.
Lưu trữ khối cho phép truy cập trực tiếp vào các khối dữ liệu riêng lẻ. Bạn có thể đọc hoặc ghi dữ liệu vào các khối cụ thể mà không cần phải truy xuất hoặc sửa đổi toàn bộ tập dữ liệu mà khối đó thuộc về.
Dịch vụ tương ứng trên AWS: Amazon EBS -
Lưu trữ tệp (File Storage):
Lưu trữ tệp đám mây là một hệ thống lưu trữ phân cấp, cung cấp quyền truy cập chung vào dữ liệu tệp. Hệ thống lưu trữ này sử dụng một cơ sở hạ tầng từ xa của các máy chủ để lưu trữ dữ liệu. Nhà cung cấp dịch vụ đám mây duy trì các máy chủ và quản lý dữ liệu trên đám mây. Tệp chứa siêu dữ liệu như tên tệp, kích thước, dấu thời gian và quyền.
Bạn có thể tạo, sửa đổi, xóa và đọc các tệp. Bạn cũng có thể sắp xếp chúng một cách hợp lý trong các cây thư mục để truy cập một cách trực quan. Nhiều người dùng có thể truy cập đồng thời vào các tệp giống nhau. Bảo mật cho lưu trữ tệp trực tuyến được quản lý với quyền của người dùng và nhóm, từ đó quản trị viên có thể kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu tệp dùng chung.
Dịch vụ tương ứng trên AWS: Amazon EFS, Amazon FSx
-
Lưu trữ đám mây trên AWS có những những lợi ích gì?
Lưu trữ đám mây nói chung và lưu trữ trên AWS nói riêng là phương pháp linh hoạt mà tổ chức của bạn có thể sử dụng để lưu trữ và truy cập tài nguyên mà không phải trả trước một khoản chi phí đầu tư ban đầu lớn.
-
Khả năng điều chỉnh quy mô linh hoạt
Tính linh hoạt của lưu trữ đám mây đảm bảo rằng bạn luôn được đáp ứng lượng tài nguyên của mình theo nhu cầu. Amazon Web Service có thể phân bổ cho bạn nhiều hơn hoặc ít tài nguyên hơn tùy theo nhu cầu của bạn. Bạn không cần phải thêm mua máy chủ mới, cài đặt phần mềm để lưu trữ cũng như bảo trì chúng, thay vào đó bạn chỉ phải trả tiền cho đúng lượng tài nguyên bạn sử dụng. Tương tự, bạn không phải trả tiền cho các dịch vụ trên AWS mà bạn không sử dụng.
-
Tiết kiệm chi phí
Chi phí lớn nhất cho việc lưu trữ thông thường là đầu tư vào hạ tầng phần cứng mới và cơ sở hạ tầng cần thiết. Ngoài chi phí này ra, bạn vẫn phải trả tiền cho việc bảo trì liên tục, dẫn đến chi phí khá tốn kém. Khi đó bạn chỉ cần trả phí cũng như tập trung vào việc lưu trữ và sử dụng dữ liệu của mình mà không cần quan tâm vào các chi phí bảo trì khác.
-
Độ sẵn sàng
Amazon Web Service cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây có đặt các trung tâm dữ liệu trên toàn cầu, qua đó giảm độ trễ và tăng độ sẵn sàng. AWS có các cơ chế chuyển đổi dự phòng bổ sung để bảo vệ dịch vụ của mình. Dịch vụ lưu trữ đám mây của AWS cũng được đầu tư vào công nghệ như bộ cân bằng tải và mạng phân phối nội dung để đảm bảo khách hàng có thể truy cập các dịch vụ và ứng dụng với độ sẵn sàng cao. AWS đảm bảo rằng các ứng dụng của bạn có độ sẵn sàng cao và dễ dàng cho người dùng tiếp cận tại tất cả các khu vực địa lý trên toàn thế giới.
-
Bảo mật
Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng như AWS rất đầu tư rất nhiều vào các hệ thống bảo mật để cung cấp đến cho khách hàng. Các lỗi hệ thống sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ đám mây cập nhật và vá lỗi, vì vậy họ luôn sở hữu các khung bảo mật với tiêu chuẩn bảo mật mới nhất. Nhờ quan tâm đến bảo mật, họ cũng có thể cung cấp một loạt các lựa chọn phục hồi sau thảm họa. Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây hàng đầu sử dụng thêm các cơ chế sao lưu và khôi phục dữ liệu bổ sung mà bạn có thể sử dụng như một tính năng bổ sung.
-
Thời gian đưa ra thị trường
-
Các tổ chức khi bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT của mình phải chờ để thiết lập phần cứng vật lý, kiểm thử phần cứng, sau đó mới triển khai môi trường của mình. Điều này dẫn đến việc thời gian triển khai một hệ thống tốn nhiều thời gian. Bằng cách sử dụng môi trường trên đám mây, bạn có thể tích hợp các công nghệ mới và rút ngắn chu kỳ phát triển của hệ thống. Tương tự như vậy, nếu bạn sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn có thể tăng tốc đáng kể thời gian đưa ra thị trường của mình.
Cách Lưu trữ đám mây hoạt động?
Lưu trữ đám mây hoạt động nhờ vào công nghệ ảo hóa có khả năng chạy nhiều máy chủ ảo trên một máy chủ vật lý duy nhất. Mỗi máy ảo (VM) có một nhóm tài nguyên cố định, ví dụ như bộ nhớ, kho lưu trữ và CPU để sử dụng. Những tài nguyên này có thể chạy độc lập với các máy ảo khác trên cùng một máy chủ vật lý.
Vì mỗi máy ảo chạy được tách biệt, bạn có thể triển khai các ứng dụng và máy chủ khác nhau trên các máy ảo đó mà không phải lo lắng về xung đột hay khả năng không tương thích. Nếu lưu lượng truy cập một máy ảo tăng đột biến, máy ảo này có thể sử dụng thêm tài nguyên từ nhóm tài nguyên cố định để ổn định hiệu năng.
Lưu trữ đám mây sử dụng công nghệ ảo hóa để tạo ra một hệ thống có hiệu quả cao và có quy mô linh hoạt nhưng vẫn tách biệt. Khách hàng sẽ tận dụng các máy chủ từ xa để truy cập tài nguyên, lưu trữ và quản lý dữ liệu. Cũng như sử dụng các dịch vụ và ứng dụng từ AWS nói riêng và các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây nói chung.
—–
Như vậy, ở bài này Tuanvd.com đã cùng mọi người phân tích các loại lưu trữ đám mây trên Amazon Web Service và các dịch vụ tương ứng mà AWS cung cấp. Ở các bài viết tiếp theo, mình sẽ mô tả rõ hơn về các dịch vụ cụ thể của AWS nêu trên.